Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, phía bắc Xuân Hồng (thị trấn Xuân An) có di chỉ đồ đá mới và đồ đồng ở núi Cơm. Phía Đông Nam Xuân Hồng là di chỉ bói phụi phối - nơi có xưởng chế tác công cụ đồ đá mới. Vì hai di chỉ ấy chỉ cách Xuân Hồng không xa (từ 2 -3km), chỳng ta có thể suy đoán rằng những chủ nhân của người Việt cổ cách ngày nay trên ba, bốn nghìn năm có mặt ở thị trấn Xuân An và Xuân Viên có thể đã từng bước mở rộng nơi cư trú sang đất Xuân Hồng ...
Chùa Giằng (làng Uyên Trừng) có từ thời nhà Lý là ngôi chùa vào loại sớm nhất ở Hà Tĩnh. Cũng ở làng Uyên Trừng, năm 1983, ngành khảo cổ đã khai quật ngôi mộ bằng gỗ thời Trần ở xứ Đồng tại khe Ba nàng. Tại đền thờ Đặng Đình An - một vị tướng tài ba đời Lê (ở làng Trung Lao) có bức tượng để lại dấu ấn đặc trưng của văn hoá Chăm... Những địa chỉ, hiện vật khảo cổ này cho ta biết thời Lý, thời Trần trên đất Xuân Hồng đã có người ở, tụ cư ven núi lập ra các thôn xãm nhỏ. Về sau, đất lành chim đậu, người các nơi khác, chủ yếu là từ ngoài bắc và Thanh Hóa, Nghệ An tìm đến Xuân Hồng định cư ngày một đông. Hiện nay, trong xã gồm 111 họ; trong đó, họ Nguyễn có 36 dòng, họ Trần có 19 dòng, tiếp đến là họ Trịnh, họ Phạm có 8 dòng. Ngoài ra, còn có dòng họ Phan, Đậu, Lê, Vừ, Đặng, Đoàn, Hà, Hồ, Ngô, Đinh, Hoàng, Thân, Mai, Thái, Bùi, Dương, Thiều, Đào….Tổng cộng có 29 họ khác nhau. Sự đa dạng của các họ, sự phong phú của các dòng trong một họ, điều đó nói lên quá trình tụ cư, di dân đến Xuân Hồng kéo dài và ở nhiều địa phương khác đến.
Trước 1945, Xuân Hồng ngày nay là hai xã Tam Xuân Thượng và Tam Xuân Hạ và làng Yên Xử thuộc tổng Tam Đăng (Tam Xuân) huyện Nghi Xuân. Sau cách mạng tháng 8/1945, xã Tam Xuân được thành lập gồm ba xã cũ của tổng Tam Đăng (Tam Xuân) là: Quả Phẩm, Tam Xuân thượng, Tam Xuân Hạ và làng Yên Xử, Yên Cư. Đến ngày 01/5/1954, thực hiện chủ trương của trên , xã Tam Xuân được chia thành hai xã là Xuân Hồng và Xuân Lam.
Khi chia tách, xã Xuân Hồng có diện ích tự nhiên 1.919,11 ha. Diện ích nông nghiệp là 779,82 ha, bình quân đầu người 872m2. Dân số trước năm 1945 có 1.805 người (có 21 hộ/102 khẩu giáo dân). Trong kháng chiến chống Pháp, dân số của xã là 2.600 người; kháng chiến chống Mỹ toàn xã có 641 hộ/3.131 người. Đến năm 2005, dân số Xuân Hồng có 1.412 hộ gồm 6.400 khẩu; trong đó, đồng bào giáo dân có 109 hộ/597 khẩu.
* Về tổ chức Đảng và hệ thống chính trị:
- Đảng bộ có 307 Đảng viên trong đó có:
Đảng viên 60 tuổi Đảng: 2 đ/c
Đảng viên 50 tuổi Đảng: 41 đ/c
Đảng viên 40 tuổi Đảng: 54 đ/c
Đảng viên 30 tuổi Đảng: 68 đ/c
- Các đoàn thể quần chúng
Hội Nông Dân có : 1250 hội viên
Hội Phụ Nữ có : 1060 hội viên
Đoàn Thanh Niên có : 530 đoàn viên
Hội Cựu Chiến Binh có : 275 hội viên
Hội người Cao Tuổi có : 634 hội viên
Hội Cựu Giáo Chức có : 18 hội viên
Hội Cựu Thanh Niên xung phong: 32 hội viên
* Về tổ chức hành chính cấp thôn (xóm) từ sau cách mạng tháng 8/1945 lại nay cũng có nhiều biến động cụ thể:
Sau ngày giành chính quyền cách mạng tháng 8/1945, ở các làng thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời (không lập chính quyền ở xã mà lập chính quyền ở tổng). Tháng 12/1945, thực hiện Quyết định của tỉnh Hà Tĩnh giải thể chính quyền cấp làng và tổng, thành lập chính quyền cấp xã thì ở làng chỉ bố trí một thôn trưởng điều hành chung.
Ngày 01/5/1954, sau thắng lợi phát động quần chúng giảm tô, xã Xuân Hồng được thành lập tách ra từ xã Tam Xuân, gồm các làng của hai xã Tam Xuân Thượng, Tam Xuân Hạ và làng Yên Xử (trước năm 1945). Lúc này, xã Xuân Hồng có 11 thôn là: Xuân Hoà, Xuân Trung, Xuân khánh, Xuân Cát, Xuân Sơn, Xuân Khang, Xuân Phúc, Xuân Hoa, Xuân Thái, Xuân Thịnh, Xuân Thanh,
Năm 1963 các hợp tác xã bậc thấp ở 11 thôn được hợp nhất thành ba hợp tác xã bậc cao là:
- Hợp tác xã Lam Sơn gồm 4 thôn: Xuân Cát, Xuân Hoà, Xuân Trung và Xuân Khánh
- Hợp tác xã Hồng Phong gồm 2 thôn: Xuân Thái, Xuân Thịnh
- Hợp tác xã Hồng Phú gồm 4 thôn: Xuân Hoa, Xuân Phúc, Xuân Khang, Xuân Sơn
Riêng thôn Xuân Thanh chưa thành lập được hợp tác xã. Tuy không có chỉ thị của trên về việc xóa bỏ cấp thôn nhưng trong thực tế không bố trí cán bộ thôn trưởng. Mọi công việc hành chính và tổ chức sản xuất, huy động nhân lực, đảm bảo đời sống uỷ ban hành chính xã giao trách nhiệm cho Ban quản trị các hợp tác xã điều hành, mỗi hợp tác xã đều có một chi bộ Đảng
Từ 21/03/1996 lại nay, các thôn trong xã được kiện toàn lại và được đặt tên theo thứ tự từ thôn 1 đến thôn 9 tính từ phía cầu Rong đi ra đá Lưỡi Cày. Ở mỗi thôn có một thôn trưởng trực tiếp quản lý hành chính và một chi bộ đảng cùng các tổ chức quần chúng.
Trước cách mạng tháng 8/1945 cũng như hiện nay, ở Xuân Hồng, đời sống tâm linh, tín ngưỡng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có tính bền vững. Ngoài thờ cúng tổ tiên , các bậc có công với dân, với nước, người Xuân Hồng đó dựng chùa thờ Phật. Thời Lê dựng điện Tháp Sơn, Đền thờ bà chúa Liễu Hạnh. Đến thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX) một số hộ dân ở làng Yên Lĩnh dời dân ra lập làng mới ở bói cát bồi ven sông Lam nhằm giữ đất khỏi bị dân một số làng bên kia sông Lam thuộc huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An sang khai phá, lập ra làng mới là Xuân Trạch. Cũng từ đây đạo Thiên chúa được truyền vào cư dân làng Xuân Trạch, song họ đạo Xuân Trạch lại lấy tên gốc làng cũ là Yên Lĩnh, thuộc giáo xứ Gia Hoà (ở thị trấn Xuân An).