Truyền thống văn hóa
XUÂN HỒNG VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ VÀ VĂN MINH (1975 – 2010)
XUÂN HỒNG VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ VÀ VĂN MINH (1975 – 2010)
XUÂN HỒNG VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG
XÂY DỰNG XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ
VÀ VĂN MINH (1975 – 2010)
I. XUÂN HỒNG TRONG 10 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30/4/1975) mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: cả nước thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đầu 1975 hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh được hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Xuân Hồng từ một xã cùng với Xuân An ở nơi địa đầu Hà Tĩnh nay trở thành xã phụ cận thành phố Vinh trung tâm chính trị, kinh tế của Nghệ Tĩnh.
Tháng 12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng thành công tốt đẹp. Cùng với việc đổi tên thành Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đã quyết định: cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội; mở đầu bằng việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ 2 (1976 – 1980) nhằm hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, bước đầu xây dựng cở sở vật chất kỷ thuật của Chủ nghĩa xã hội trên cả hai miền Tổ quốc.
Chặng đường 10 năm sau kết thúc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cách mạng Việt Nam có thêm thế mới, lực mới, thuận lợi mới song đang phải đối mặt trước muôn vàn thách thức, khó khăn to lớn đầy hiểm nghèo. Bên cạnh thiên tai, bão lụt hạn hán thường xuyên diễn ra thì cả hai đầu đất nước từ 1979 diễn ra chiến tranh biên giới vô cùng tàn bạo do bọn phản động quốc tế gây ra. Mặt khác, sự bao vây cấm vận của đế quốc Mỹ cũng làm cho kinh tế nước ta gặp không ít trở ngại. Do duy trì chế độ bao cấp, quan liêu và chủ nghĩa duy ý chí trong quản lý kinh tế Quá lâu đã cùng một lúc cộng hưởng các yếu tố khách quan và chủ quan đã đưa đất nước lầm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng nghiêm trọng, gay gắt nhất là về lượng thực và thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát tiền tệ ngày một cao lên đến ba con số.
Trong bối cảnh tình hình chung của đất nước đan xen thuận lợi và khó khăn đầy phức tạp, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Hồng đã kiên định vững vàng cùng đồng bào chiến sỹ cả nước ra sức thi đua yêu nước; tiến quân mạnh mẽ thực hiện công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, bước đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong phương thức quản lý hợp tác xã, phát triển nông nghiệp, nâng cao cảnh giác chi viện chiến trường ở biên giới sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Trong những năm từ 1969 – 1975, công tác khắc phục hậu quả chiến tranh ở Xuân Hồng bước đầu đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên, sau 30/4/1975 việc khôi phục 70 ha ruộng đất ven quốc lộ 1 từ cầu Giằng đến cầu Rong vẫn phải tiếp tục huy động thêm hàng ngàn ngày công nữa mới hoàn thành. Tương tự, các vùng dân cư bị thệt hại trong chiến tranh mặc dù được HTX và nhân dân giúp đỡ nhưng cũng phải mất khá nhiều thời gian và công sức mới an cư lạc nghiệp như cũ. Các trụ sở xã, hợp tác xã, trường học, trạm xá, nhà kho, sân phơi, trước đây còn tạm bợ, nay phải sửa sang, nâng cấp, di dời về nơi thuận lợi. Cùng với thuỷ lợi, cải tạo động ruộng, các hợp tác xã đã huy động đội 202 đào đắp thêm 3.000m3 đất bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông nội đồng.
Đội công binh dân quân tiếp tục rà phá hết số bom nổ chậm, bom từ trường còn sút lại trên đồng ruộng, ven đường quốc lộ 1A, ở xung quang cầu Giằng, cầu Rong, thu gom hết số đạn pháo, bom bi còn rải rác trong làng ngoài đồng, đảm bảo an toàn cho nhân dân.
Đến năm 1976 cơ bản mọi hậu quả do bom đạn địch gây ra trên địa bàn các thôn xóm, đồng ruộng của Xuân Hồng đã được khắc phục, làng xóm yên vui, vườn cây đồi rừng đơm hoa, rủ bóng mát tạo nên cảnh quan môi trường ngày càng xanh sạch.
Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 1976 – 1977 họp vào tháng 12/1975, việc đưa quy mô hợp tác thôn lên quy mô toàn xã đã được thực hiện vào đầu năm 1976.
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị cả về tư tưởng và tổ chức nên công tác hợp nhất bốn hợp tác xã nông nghiệp Lam Sơn, Hồng Phong, Hồng Phú và Tân Hồng được tiến hành nhanh gọn. Đại hội đại biểu xã viên của bốn hợp tác xã đã bầu ra Ban quản trị mới do đồng chí Lê Xuân Quý (Đảng uỷ Viên - Phú chủ tịch xã) làm Chủ nhiệm, Trưởng bản kiểm soát là đồng chí Nguyễn Huy Doãn.
Trong khí thế sôi nổi, 100% hộ giáo ở thôn Xuân Thanh đã xin gia nhập hợp tác xã nông nghiệp và được tổ chức thành một đội sản xuất mang phiên hiệu đội sản xuất 12.
Sau ngày thành lập, hợp tác xã nông nghiệp toàn xã, ngành chăn nuôi tập thể bước đầu phát triển. Đến đầu năm 1977, xã đã có đàn bò ở trại Mũi Sông gồm 160 con, ba đàn vịt đẻ 1500 con, hồ cá ông Vanh thu hoạch lứa cá đầu tiên được hai tấn.
Do địa bàn quá rộng (gồm 12 đôi sản xuất, quản lý trên 700ha ruộng đất và hơn 3000 xã viên) nên công tác quản lý trở nên bất cấp, dẫn đến sản xuất không phát triển, thu nhập xã viên không bằng trước năm 1975, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn chung trong việc nóng vội đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên toàn xã, Đại hội Đảng bộ huyện Nghi Xuân 1978 – 1979 đã ra nghị quyết về việc giải thể quy mô hợp tác xã tái lập quy mô thôn ở những nơi phong trào gặp khó khăn, sản xuất không phát triển.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện ủy, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Xuân Hồng nhiệm kỳ 1978 – 1979 đã ra nghị quyết giải thể hợp tác xã nông nghiệp toàn xã, tái lập quy mô thôn với yêu cầu: Thận trọng, khẩn trương, đảm bảo đoàn kết trong Đảng và ngoài dân. Đại hội đã cử ban trự bị việc chia tách hợp tác xã toàn xã thành lập hợp tác xã quy mô liên thôn gồm 11 đồng chí do đồng chí Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Ngọc Liên làm trưởng ban.
Từ giữa năm 1979 ở Xuân Hồng tổ chức thành ba hợp tác xã nông nghiệp quy mô liên thôn là.
- Hợp tác xã Lam Sơn địa phận phía nam xã từ thôn Xuân Cát đến thôn Xuân Khánh cũ do đồng chí Trần Trọng Niệm làm chủ nhiệm, đồng chí Trần Trọng Quý trưởng ban kiểm soát kiêm bí thư chi bộ, gồm năm đội sản xuất.
- Hợp tác xã Song Hồng ở địa phận khu vực phía đông xã từ khu vực Đồng Sui, Đồng Ván vòng hướng bắc đến trạm Lâm Nghiệp do đồng chí Nguyễn Đông làm chủ nhiệm, đồng chí Võ Liên trưởng ban kiểm soát kiêm Bí thư chi bộ, gồm bảy đội sản xuất.
- Hợp tác xã Hồng Phú ở địa phận khu vực phía Bắc xã giáp xã Xuân An có sáu đội sản xuất do đồng chí Hà Thanh Lâm làm chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Duy Tú làm trưởng ban kiểm soát kiêm Bí thư chi bộ.
Việc hợp nhất quy mô toàn xã, rồi lại tách ra thành ba hợp tác xã quy mô liên thôn được thực hiện chỉ trong vòng chưa đầy ba năm là một quá trình vận động khá phức tạp tốn kém nhiều công sức, song Đảng bộ và nhân dân Xuân Hồng vẫn giữ vững được truyền thống đoàn kết nhất trí, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng gắn bó, lòng tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố, đội ngũ cán bộ đảng viên, trước hết là các đồng chí cốt cán được thử thách tôi luyện, trưởng thành trong công tác
Mùa mưa bão năm 1978 đã gây nên trận lũ lụt khủng khiếp đối với nhân dân Xuân Hồng. Hậu quả nặng nề của trận lụt lịch sử diễn ra tháng 9/1978 làm vụ hè thu mất trắng, 100% số hộ ở vùng thấp ven quốc lộ 1 bị ngập sâu đến mái nhà, toàn xã có 14 ngôi nhà dân bị cuốn trôi, hàng chục tấn thóc trong kho của hợp tác xã cũng bị ngập nước. Trong cơn hoạn nạn, Đảng bộ và nhân dân Xuân Hồng đã nêu cao tình làng nghĩa xóm. Các gia đình không bị lụt vào nhà, đã giành nơi ăn chốn nghỉ, lương thực cho người, thức ăn gia súc, gia cầm cho các hộ phải đi sơ tán. Sau lũ lụt công tác khắc phục hậu quả, làm sạch môi trường, phòng ngừa dịch bệnh được tiến hành khẩn trương và sớm có hiệu quả. Đời sống của bà con bị ngập lụt sớm được ổn định. Vụ đông xuân 1978-1979 thực hiện gieo trồng hết diện tích, đóng thời vụ, Hợp tác xã đã phát động phong trào trồng rau màu ngắn ngày từ ngoài đồng vào tận vườn của hộ xã viên khắc phục được nạn đói giáp hạt giêng hai.
Thực hiện chủ trương di dân các vùng thấp ven sông lên đồi để tránh lụt, mở rộng diện tích cấy lúa hai vụ của Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh phát động sau ngày hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, năm 1976 Xuân Hồng đã lập quy hoạch di dân hai khu vực thuộc làng Yên Lĩnh và Xuân Trạch (cũ) ở phía Đông quốc lộ 1 và một số hộ dân ở vùng trũng thuộc hai thôn Xuân Cát và Xuân Khánh chuyển lên ven núi Hồng Lĩnh. Tuy nhiên, sau trận lụt Tháng 9/1978 công tác di dời mới được triển khai đồng loạt
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị và sự hỗ trợ của huyện (mỗi hộ 50 kg xi măng và nhân dân các xã bạn giúp đỡ ngày công), công tác di dân lên đồi theo phương án của xã hoàn toàn thắng lợi vào giữa 1979 trước lúc giải thể các hợp tác xã qui mô toàn xã (thôn Xuân Thanh dắm vào làng Uyên Trừng cũ, nay là thôn 7, thôn 8; thôn Xuân Thái và Xuân Thịnh đến ở làng Trung Sơn cũ, nay là thôn 6; các hộ ở Tân Hồng (gốc Xuân Hải) đến ở làng Yên Xử cũ, nay là thôn 5; thôn Xuân Cát và Xuân Khánh đến vùng đồng Sui, đồng Ván (thôn 4) và hợp tác xã Lam Sơn)
Công tác di dân lên đồi để tránh bão lụt, giành đất mở rộng diện tích gieo trồng là một chủ trương hợp lòng dân được Đảng bộ, chính quyền Xuân Hồng triển khai thực hiện có kế hoạch, phương án cụ thể và nhận được sự đồng thuận của toàn dân. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc. Thắng lợi này đã để lại nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng đối với đảng bộ Xuân Hồng.
Chưa dừng lại ở đó, sau ngày hợp tỉnh, tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh đã chủ trương “làm ăn lớn” với việc huy động một lúc hàng chục vạn lao động lên các công trường làm thuỷ lợi, khai hoang, phục hoá cấp tỉnh và huyện như Kẻ Gỗ, Vách Bắc, ngọt hóa sông Nghèn… Trên địa bàn Nghi Xuân trong hai năm 1976 – 1977, Uỷ ban hành chính huyện đã điều hành 9 đợt lao động các xã lên đại công trường của tỉnh và tiểu công trường của huyện như: Kênh mương trạm bơm Lam Hồng ở Xuân Lam, Xuân Hồng, cải tạo rào Mỹ Dương, hoàn chỉnh địa bàn dời dân xã Xuân Lĩnh, khai hoang phục hoá dọc đường 18 và quốc lộ 1.
Cũng như các xã trong huyện Nghi Xuân, Xuân Hồng thường xuyên huy động 300 - 400 lao động mỗi hợp tác xã nông nghiệp thành lập một đại đội có công cụ, lương thực, thực phẩm đầy đủ do hợp tác xã đài thọ đi lao động từ một đến hai tháng trên các công trường Tỉnh và Huyện, thường gọi là đội thuỷ lợi 202.
Nhờ thực hiện quân sự hoá trong tổ chức biên chế và lao động với việc thi đua sôi động đầy khí thế hào hùng nên phong trào lao động của dân công Xuân Hồng luôn vượt năng suất từ 15 đến 20 % chỉ tiêu.
Việc tổ chức huy động dài ngày, số lượng lao động lớn trên các công trường thủ công đã có kết quả ở một số công trình như Kẻ Gỗ, Vách Bắc; tạo thuận lợi cho tưới và tiêu nước ở hai vùng trọng điểm lúa của tỉnh và khai hoang phục hoá được hàng ngàn ha đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đây là chủ trương nóng vội, duy ý chí vì tập trung dài ngày, lại buộc các hợp tác xã chu cấp ăn uống, lán trại, công cụ cho hàng chục vạn lao động trên cùng hàng loạt các công trình trọng điểm đã gây lãng phí công sức của dân, làm đảo lộn kế hoạch sản xuất của hợp tác xã; mặt khác, trong thi công thiết kế một số công trình thiếu điều tra khảo sát kỹ từ đầu nên hiệu quả tưới nước rất thấp như trạm bơm và kênh mương Lam Hồng, hoặc làm dở dang như ngọt hoá sông Nghèn...
Trong khi toàn đảng, toàn quân và toàn dân đang ra sức thi đua khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định và phát triển sản xuất thì chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc bùng nổ. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nhân dân Xuân Hồng lại một lần nữa nhất tề đứng lên sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.
Ngay từ đầu tháng 01/1979, Xuân Hồng đã nghiêm chỉnh chấp hành lệnh điều động 100 thanh niên, dân quân dưới 35 tuổi bổ sung cho quân đội và tham gia thành lập tiểu đoàn dự nhiệm của huyện. Tại địa phương phương án tác chiến phòng thủ, đánh địch tập kích đường không được triển khai thực hiện. Lực lượng dự bị động viên gồm một đại đội được biên chế đủ quân số cùng các đơn vị dân quân du kích ở 3 hợp tác xã nông nghiệp (gồm 18 đội sản xuất) được soát xét biên chế, tăng số lượng. 100% nam công dân tuổi dưới 45 đều huy động vào dân quân và tham gia huấn luyện các khoa mục quân sự, cùng với huyện đội Nghi Xuân, các đỉnh cao trên núi Giằng đều được làm công sự chiến đấu. Chấp hành lệnh điều động của huyện, Xuân Hồng đã huy động 100 dân quân cùng với lực lượng của huyện xuống các xã ven biển do quân khu bốn chỉ huy tham gia xây dựng phòng tuyến tác chiến đánh địch bảo vệ ven biển từ Cửa Hội đến Cương Gián.
Công tác bảo vệ trật tự an ninh trong những năm 1979-1985 được triển khai thực hiện khá chu đáo. Ngoài việc đảm bảo trị an trong xã, ban công an xã cùng với hai xã Xuân An và Xuân Lam có phương án hiệp đồng bảo vệ an ninh liên xã dọc quốc lộ 1.
Công tác tuyển quân từ 1979 trở về sau được tiến hành thường xuyên và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ. Từ 1979-1985 Xuân Hồng đã chi viện 358 tân binh cho mặt trận biên giới phía Bắc và Tây nam. Hầu hết con em Xuân Hồng trên cả hai mặt trận biên giới đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 13 liệt sỹ đã anh dũng ngó xuống trong sự nghiệp bảo vệ biên cương Tổ quốc trong những năm 1979-1989.
2. Bước đầu thực hiện đổi mới phương thức quản lý trong nông nghiệp của Đảng.
Hậu quả của chính sách Kế hoạch hóa nhà nước tập trung đã dẫn đến đời sống xã hội ngày càng khó khăn, kinh tế không phát triển mà có nhiều mặt thụt lùi, lương thực thiếu nghiêm trọng, thực phẩm và hàng tiêu dựng ngày càng khan hiếm, tiêu cực xã hội phát sinh nhiều mặt tiêu cực… Cũng như các xã khác trong huyện, đời sông nhân dân ở Xuân Hồng cũng lâm vào cảnh thiếu đói. Những năm từ 1976-1980 bình quân ngày công lao động của xã viên hợp tác xã nông nghiệp có năm chỉ được 0,2kg thóc. Sản lượng lương thực năm 1979 giảm so với năm 1975 trên 20 tấn nhưng nhân khẩu tăng trên 500 người.
Trước tình hình đó, Tháng 8/1979, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa IV) đã đề ra quyết sách “Làm cho sản xuất bung ra”, chấp nhận nền kinh tế nước ta bao gồm nhiều thành phần và kết hợp hài hoà ba lợi ích: lợi ích nhà nước, tập thể, người lao động. Tiếp đến nghị quyết của Bộ chính trị ngày 26-6-1980 cũng chủ trương xoá dần chế độ quan liêu bao cấp trong quản lý kinh tế xã hội, kết hợp kế hoạch với thị trường.
Ngày 13/01/1981, Ban bí thư trung ương Đảng (khóa IV) lại ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Cùng thời gian đó, Chính phủ ban hành quyết định số 25 về kế hoạch ba phần trong các xí nghiệp quốc doanh.
Những chủ trương chính sách mới đã của Đảng và chính phủ là cơ sở pháp lý để bước đầu tháo gỡ một phần khó khăn trì trệ của nền kinh tế trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tạo tiền đề cả lý luận và thực tiễn cho việc ra đời đường lối đổi mới của Đảng ta từ 1986 trở về sau.
Được Huyện uỷ chỉ đạo, học tập kinh nghiệm của 7 hợp tác xã nông nghiệp làm thí điểm; từ vụ hè thu 1980, Xuân Hồng thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong cả ba hợp tác xã nông nghiệp. Tuy còn khoán ở trình độ thấp nhưng việc thực hiện khoán theo chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng như một luồng gió mới, tạo nên khí thế phấn khởi hăng hái thi đua sản xuất của toàn dân, phát huy bước đầu quyền làm chủ của người lao động, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người xã viên đưa lại thu nhập khá hơn cho xã viên. Những hiện tượng tiêu cực trong sản xuất như: rong công, phóng điểm, đi sớm về muộn được hạn chế…
Sau ba năm thực hiện chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng (1980-1984) ở Xuân Hồng đã thu được một số kết quả lớn là:
- Năng suất lúa và màu đều tăng từ 15- 20%, cá biệt có nhóm tăng 30%, nên tổng sản lượng lương thực toàn xã năm 1984 tăng lên 500 tấn so với 1981, bình quân lương thực đầu người trên 250 kg, mức ăn mỗi khẩu đạt trên 20 kg thóc mỗi tháng. Những hộ, nhóm tiến tiến có năng suất vượt khoán cao thì bước đầu có lương thực dự trữ.
- Do kế họach về sản lượng hàng năm của hợp tác xã đề ra đều vượt nên làm nghĩa vụ với nhà nước cả ba hợp tác xã đều hoàn thành.
- Do lương thực tăng, chân nuôi của hợp tác xã và xã viên tăng đều hàng năm, nhất là chăn nuôi của hộ gia đình xã viên.
Có thể núi chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng như một liều thuốc đặc hiệu trị đóng bệnh quan liêu bao cấp trong công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp tồn tại hàng chục năm qua. Tuy nhiên, qua ba năm thực hiện, chỉ thị 100 đã bộc lộ những yếu kém như:
- Đội trưởng đội phó các đội sản xuất trở thành cấp trung gian giữa ban quản trị và các nhóm lao động
- Ban quản trị cùng một lúc phải quản lý cả cấp đội và các nhóm lao động sinh ra có rất nhiều đầu mối
- Năng lực trình độ áp dụng thâm canh của các nhóm lao động khác nhau.
- Việc phân chia ruộng đất, trâu bò giữa các nhóm khó sắp xếp công bằng thoả đáng, dẫn đến có nhiều bất công, mâu thuẩn trong nội bộ hợp tác xã.
II. XUÂN HỒNG ĐI LấN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG (1986-2010)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt mới về tư duy lý luận của Đảng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xa hội nhằm mục tiêu cao cả “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Là một Đảng bộ cơ sở, Đảng bộ Xuân Hồng đã tiếp thu và vận dụng đường lối đổi mới của đảng vào thực tiễn cụ thể của xã nhà, phấn đấu không mệt mỏi làm thay đổi bộ mặt của quê hương, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh quốc phòng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lập nên nhiều thành tích ngày càng to lớn, có ý nghĩa lịch sử cả về kinh tế và xã hội.
1. Lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1986-1990)
Bước vào thực hiện đường lối đổi mới xây dựng đất nước theo nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI trong hoàn cảnh Xuân Hồng tuy có nhều thuận lợi, song đang còn tồn tai nhiều mặt yếu kém và không ít khó khăn. Thuận lợi cơ bản là Đảng bộ có đội ngũ cán bộ đảng viên hơn 250 đồng chí đã qua rèn luyện thử thách trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước và trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đội ngũ đã là những chiến sỹ cộng sản trung thành với Đảng, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân tin yêu và đùm bọc. Sau 10 năm khôi phục kinh tế, ổn định đời sống, đặc biệt là sau hơn ba năm thực hiện đổi mới phương thức quản lý kinh tế trong hợp tác xã theo chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng bước đầu đã thu được một số kết quả đáng mừng; tạo được khí thế lao động sôi nổi trong nông thôn. Sản lượng lương thực hàng năm tăng rõ rệt, đến 1986 đã vượt năm 1975 trên 600 tấn, nông dân số đông thu nhập đã trang trải được cuộc sống hàng ngày tuy còn chưa vững chắc, chưa có sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội ở Xuân Hồng đầu 1987 vẫn bộc lộ những khó khăn, tồn tại lớn là:
- Khẩu hiệu tự túc lương thực, phấn đấu 300 kg đầu người trong năm chưa đạt
- Đời sống nhân dân số hộ nghèo đói còn chiếm xấp xỉ 70%
- Nông dân chưa có hàng hoá trao đổi trên thị trường
- Cơ sở vật chất hạ tầng trong xã hầu như chưa đáng kể
- Nhận thức về đường lối chính sách của Đảng số đông cán bộ đảng viên còn chưa ngang tầm với nhiệm vụ.
- Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế còn bất cập.
Từ thực tế tình hình của địa phương, Đại hội đại biểu đảng bộ Xuân Hồng nhiệm kỳ 1987-1989 đã tập trung làm rõ những vấn đề bức xúc nhất là:
- Nhìn thẳng và đánh gía đúng thực trạng kinh tế xã hội của xã nhà.
- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức cũng như đề ra được các giải pháp thực hiện sát với tình hình của xã.
Đại hội đã bầu ra ban chấp hành mới gồm 11 đồng chí. Các đồng chí Lê Hồng Thanh được tín nhiệm đảm đương chức vụ Bí thư, đồng chí Hồ Khắc Biển tái cử Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã.
Sau một thời gian phát huy tác dụng, cơ chế khoán sản phẩm theo Chỉ thị 100/CT – TU của Ban Bí thư Trung ương Đảng (01/1981) đã bộc lộ những hạn chế. Xã viên phải phụ thuộc vào tập thể 5 khâu, mức khoán không ổn định, tùy tiện điều chỉnh theo từng vụ nên động cơ vượt khoán ngày càng giảm sút. Trước thực trạng đó, ngày 05/8/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10/NQ - Tư về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, gọi là “Khóan 10”. Nội dung của Nghị quyết này là giao ruộng đất ổn định 15 năm cho xã viên và hộ xã viên (là đơn vị trực tiếp nhận khoán với Hợp tác xã, không qua khâu trung gian). Cơ chế Khoán 10 đã góp phần giải phóng sức lao động ở nông thôn, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất.
Nội dung cốt lõi của “Khóan 10” là: Hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản. Hộ xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã. Đảng uỷ Xuân Hồng đã tổ chức phổ biến quán triệt cho toàn Đảng bộ và xã viên các hợp tác xã nông nghiệp. Trên cơ sở đó, Đảng uỷ và Uỷ ban nhân dân xã đã chỉ đạo các Ban quản trị Hợp tác xã thảo luận dân chủ với đại hội xã viên về phương án phân định mảnh, hạng ruộng đất của các đội sản xuất để phân phối khoán cho từng hộ xã viên theo số lao động của mỗi hộ (cứ hai lao động phụ tính một lao động chính) và qui định các khoản hợp tác xã thu trên đầu sào của mỗi hạng đất.
Cách khoán này đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người lao động nên đả kích thích tính năng động cần cù, sáng tạo của người nhận khoán; đồng thời, khuyến khích các hộ xã viên có điều kiện tự bỏ vốn để mua thêm phân bón, thuốc trõ sâu nhằm thâm canh, tăng năng suất. Từ đây, việc gieo trồng kịp thời vụ, đóng kỹ thuật và đưa giống mới, phòng trõ sâu bệnh được mỗi hộ xã viên tự giác thực hiện. Ban quản trị hợp tác xã nông nghiệp chỉ tập trung làm các khâu như: dịch vụ phân bún, giống, thuỷ lợi, giao thông nội đồng và bảo vệ mùa màng nên giảm được bộ máy cồng kềnh, sổ sách kế toán cũng đơn giản bớt, cán bộ đội sản xuất cũng bớt được nhiều công việc so với trước.
Sang năm 1989 được sự chỉ đạo của huyện, việc hóa giá trâu bò tập thể được các ban quản trị giải quyết hợp lý nhanh gọn trên cơ sở hộ nhiều lao động ghép với hộ ít lao động được nhận một con trâu, bò của tập thể. Tiền hóa giá trâu bò thấp hơn giá thị trường 10% và do tập thể bàn định giá do đại hội xã viên cử ra, thời hạn thanh lý tiền trâu bò hóa giá hộ xã viên phải trả hết trong vòng ba năm không tính lãi.
Việc hóa giá trâu, bò vừa khắc phục tệ chết rét hàng năm hàng chục con trâu ở mỗi hợp tác xã vì cày kéo quá sức, hộ chăn nuôi thiếu ý thức chăm sóc chu đáo trâu bò tập thể, ban quản trị thưởng phạt không nghiêm minh. Mặt khác, các hộ xã viên chung nhau nhận trâu bò hóa giá nhường nhịn giúp nhau có tiền mua thêm trâu, bò mới, nên chỉ sau một vài vụ hầu hết hộ nào cũng có trâu bò cày kéo.
Sau một năm khoán 10 đã đem lại nhiều kết quả to lớn, đặc biệt tổng sản lượng lương thực toàn xã cuối 1989 so với 1985 tăng trên 1000 tấn thóc, số trâu bò trong xã tăng 50%, trên 30% số hộ xã viên toàn xã có thóc hàng hóa.
Đời sống nhân dân thực sự được cải thiện, bình quân lương thực đầu người đạt trên 360kg thóc, khẩu hiệu tự túc lương thực được thực hiện, nghĩa vụ lương thực đối với nhà nhà nước được hoàn thành gọn mỗi vụ. Hàng năm, các hợp tác xã còn bán vượt chỉ tiêu 10% nghĩa vụ được hưởng theo giá khuyến khích. Vì thế, sản lượng lương thực tăng nhanh, các hộ xã viên có điều kiện phát triển chăn nuôi gia đình để cải thiện đời sống. Đến năm 1990 bình quân mỗi hộ có hai lợn thịt, trọng lượng xuất chuồng tăng mỗi con 20, 30 kg so với năm 1985. Nhiều hộ xã viên sản xuất, chăn nuôi giỏi đã giành dụm xây được nhà gạch lợp ngói.
2. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (1990 - 2000)
Những năm đầu sau đổi mới, tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp. Trong khi chúng ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế thì hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ. Các thế lực thù địch Vì thế càng ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam. Tình hình đó đã tác động tiêu cực đến tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
Từ ngày 24 - 27/6/1991, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã tổng kết, đánh giá những kết quả bước đầu của việc thực hiện đường lối đổi mới (giai đoạn 1986 - 1990) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo. Đại hội cũng thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Đại hội VII của Đảng được xem như Đại hội của “trí tuệ, đổi mới, kỷ cương và đoàn kết”. Tiếp nối, phát triển và từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (từ ngày 28/6 - 01/7/1996) đã quyết định đưa nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2020. Đại hội nêu lên những kinh nghiệm của 10 năm đổi mới và xác định: “Mục tiêu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp”.
Sau những năm đầu đổi mới, mặc dù có nhiều thuận lợi như: tiềm năng về tự nhiên và con người còn dồi dào; các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm đã được xây dựng cơ bản, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế… nhưng Xuân Hồng cũng còn không ít khó khăn do diễn biến phức tạp của thời tiết, mặt trái của cơ chế thị trường và tư tưởng của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn nhiều bất cập cần khắc phục.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là Nghị quyết của huyện Đảng bộ Nghi Xuân với phương hướng, mục tiêu: “Nâng cao tinh thần tự lực tự cường, sử dụng có hiệu quả lao động, đất đai, phát triển nông nghiệp toàn diện để có lương thực, nông sản và sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hoá; có mặt hàng xuất khẩu; tự cân đối ngân sách; tiếp tục phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục; giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm trũn nghĩa vụ với Nhà nước; củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên; tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận và đoàn thể trong công tác vận động quần chúng góp phần cùng toàn Đảng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới” và “Phát triển nông - lâm nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài. Hình thành các vùng kinh tế trên địa bàn huyện, đi vào chuyên canh, thâm canh các cây, con thích hợp để trên từng vùng có tỉ suất hàng hóa cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, gắn sản xuất nông - lâm nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông - lâm - thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ…”, Đảng ủy, ủy ban nhân dân và Ban Chủ nhiệm các Hợp tác xã ở Xuân Hồng đã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp: Thâm canh lúa để đạt năng suất cao; phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập, nâng cao đời sống, tiến tới tự túc lương thực, thực phẩm, xoá đói khi giáp hạt; phấn đấu một số hộ gia đình, các Hợp tác xã có dự trữ lương thực; phát triển kinh doanh - dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, làm nghề phụ để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho xã viên; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá - xã hội, tạo việc làm, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Trong đó chú trọng đến việc tìm các giải Pháp và bước đi thích hợp cho vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trước đó, ngày 21/8/1991, trong kỳ họp thứ IX, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII đã quyết định tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Hà Tĩnh và Hà Tĩnh như trước năm 1976. Đây là giải pháp phù hợp với trình độ quản lý quy mô cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng địa phương.
2.1. Phát triển kinh tế.
Với tinh thần đổi mới, Đảng bộ Xuân Hồng đã tập trung lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng; khuyến khích mạnh mẽ phát triển kinh tế cá thể và gia đình. Chuyển tư duy chỉ đạo và quản lý kinh tế - xã hội từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường để sử dụng tốt hơn lao động, đất đai, tài sản, tiền vốn trong từng tổ chức kinh tế, từng hộ gia đình và từng nguồn vốn đầu tư của cấp trên.
Tháng 5/1993, Đảng uỷ xã tổ chức Hội nghị gúp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai năm 1993. Tháng 12/1993, Đảng uỷ tổ chức cho toàn đảng viên trong Đảng bộ học tập nội dung của Luật Đất đai năm 1993 và Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi học tập, Đảng uỷ đã triển khai kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo. Theo đó, đất được phân thành 2 loại gồm: 5% công ích của xã, 95% đất giao ổn định cho hộ nông dân. Xã phải điều chỉnh hộ khẩu để giao đất lâu dài cho nông dân. Năm 1995, xã thực hiện Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân. Chủ trương này được áp dụng đã thổi vào đời sống người nông dân sự tin tưởng mới. Vì thế, bà con nông dân phấn khởi khai hoang mở đất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây - con và ứng dụng khoa học vào sản xuất, bước đầu mang lại những kết quả đáng mừng. Các giống lúa có năng suất cao như: IR1820, IR203… được đưa vào sản xuất đã làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của Xuân Hồng.
Trong nông nghiệp, Đảng bộ lãnh đạo các Hợp tác xã Nông nghiệp và các hộ xã viên tập trung đầu tư thâm canh, tăng vụ, khai thác các loại diện tích đất đai. Mở rộng diện tích hè thu, phát triển cây công nghiệp. Việc chỉ đạo bà con gieo cấy đóng thời vụ được thực hiện chặt chẽ. Những giống mới có năng suất cao được đưa vào sử dụng rộng rói. Đối với những diện tích đất không chủ động được nước, xã chỉ đạo bố trí cây trồng thích hợp, giảm đến mức thấp nhất hiện tượng cấy ép. Tích cực chỉ đạo phát huy quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã và gia đình hộ xã viên. Ngành chăn nuôi hộ gia đình được khuyến khích, phát triển, các giống con cho hiệu quả kinh tế cao như: Lợn sữa nạc, gà siêu trứng, gia cầm truyền thống được đẩy mạnh.
Ngoài việc xây dựng một số mô hình để nông dân học tập rút kinh nghiệm, cán bộ khuyến nông xã còn phối hợp với cơ quan khuyến nông huyện tập huấn cho nông dân về một số khâu kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Sau ngày trạm bơm Lam Hồng hoạt động, tuy không phát huy tác dụng với các xã khác, song hai xã Xuân Lam và Xuân Hồng được hưởng lợi trực tiếp. Nhờ có thuỷ lợi chủ động nước cả hai vụ nên điều kiện hàng đầu cho thâm canh được thực hiện. Các hộ xã viên đã mạnh dạn đưa giống mới ngày càng nhiều.
Ngoài phân vô cơ, do chăn nuôi hộ xã viên phát triển nhanh đàn lợn, đàn trâu bò nguồn phân chuồng tăng gấp hai lần so với thời kỳ làm ăn tập thể, cùng với việc thường xuyên phòng trõ sâu bệnh nên thu nhập của nông dân tăng nhanh, (năm 1995 tổng sản lượng lương lực đạt 1.560 tấn xấp xỉ gấp hai lần 1975).
Thực hiện chủ trương đưa vụ hè thu thành vụ chính thay thế vụ mùa thường bị bão lụt gây mất mùa, từ 1991 về sau cả ba hợp tác xã nông nghiệp đã vận động nhân dân đưa giống mới ngắn ngày và vụ hè thu thay cho giống cũ. Nhờ đó sản lượng vụ hè thu tăng nhanh, Xuân Hồng trở thành xã có nhiều diện tích lúa hè thu nhiều nhất huyện Nghi Xuân.
Nhằm cải tạo đời sống nhân dân và thực hiện cơ chế thị trường, xã khuyến khích mọi gia đình có lao động, có vốn liếng và vay thêm vốn ngân hàng để phát triển ngành nghề và dịch vụ nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giải quyết việc làm. Từ 1992 và các năm sau trong xã đã có hàng chục hộ làm các ốt dịch vụ hàng tiêu dựng, phân bún, thuốc trõ sâu, sữa chữa đồ điện tử, mua xe công nông, nghề mộc nghề xây dựng, đốt gạch, máy xay xát gạo, nghiền thức ăn gia súc, buôn bán nhỏ… Đến 1995 đã có gần 350 lao động từ trồng trọt chuyển sang kinh doanh các ngành nghề khác.
Năng suất lúa tăng, có năm đạt trên 5 tấn/ha; bình quân lương thưc đầu người 1995 đạt xấp xỉ 380 kg trong năm, ngành nghề phát triển, chăn nuôi mở rộng, ngoài lợn, trâu bò còn có hàng ngàn vịt, ngan và hàng chục tấn cỏ… nhờ đó đời sống nhân dân được cải thiện một bước rõ rệt.
Thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc kéo điện về xã và xây dựng trạm bơm Lam Sơn trong các năm 1985 - 1992, bước đầu đã phát huy tác dụng đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Lần đầu tiên người dân Xuân Hồng có điện ánh sáng thay thế cho ngọn đèn dầu leo lắt hàng ngàn năm đã làm thay đổi bộ mặt làng xóm, đưa văn minh đến tận mọi nhà.
Từ những chủ trương và việc làm tích cực đó, Xuân Hồng đã đưa năng suất, sản lượng lương thực, các loại cây trồng, đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thủy sản tăng nhanh hơn trước. Tổng sản phẩm lượng thực năm 1995 đạt 1.560 tấn, xấp xỉ gấp 2 lần năm 1975. Lĩnh vực chăn nuôi bên cạnh chú trọng việc cải tạo chất lượng đàn giống xã còn khuyến khích bà con mở rộng các loại vật nuôi và kết hợp hài hoà giữa phát triển chăn nuôi - trồng trọt. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, địa phương vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được giải quyết như: việc chuyển đổi cơ cấu vụ mùa, cây trồng, vật nuôi vẫn còn chậm và chưa phong phú; kinh tế gia đình theo mô hình VAC, VACR cũng đã hình thành ở một số hộ gia đình nhưng còn rời rạc, chậm đổi mới; nhiều thế mạnh của địa phương như tài nguyên đất đai, nguồn lao động vẫn chưa được tận dụng hết... Những vấn đề đó đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của toàn Đảng và toàn dân Xuân Hồng.
Ngành thương mại - dịch vụ từng bước được định hình và phát triển. Đến năm 1995, toàn xã có đến hàng trăm kiốt cá thể bán hàng điện tử, hàng tạp hoá, đồ gia dụng… Từ đó, hoạt động thu ngân sách xã hàng năm đều đạt chỉ tiêu, đặc biệt là việc thực hiện thuế nông nghiệp đối với Nhà nước, công việc thanh quyết toán tài chính, tài vụ của hợp tác xã được thực hiện tích cực, đóng nguyên tắc.
Năm 1961 sau khi cơ bản hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp, mọi việc quản lý hành chính kinh tế và xã hội đều do ban quản trị và đội sản xuất chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân xã. Vì vậy vai trò thôn không còn tồn tại như những năm trước 1961. Đầu 1996 thực hiện chủ trương của chính phủ và hướng dẫn 01, 04 của uỷ ban nhân dân tỉnh và huyện, Xuân Hồng đã thực hiện việc khôi phục lại chức năng của thôn trên cơ sở địa bàn dân cư của các hợp tác xã nông nghiệp.
Toàn xã có 9 thôn theo thứ tự từ 1 đến 9. Mỗi thôn có một trưởng thôn do hội nghị cử tri toàn thôn bầu bằng phiếu kín trên cơ sở thành lập thôn, các chi bộ thôn, các đoàn thể quần chúng cũng được tổ chức lại.
Việc sắp xếp lại đơn vị thôn làm chức năng quản lý hành chính, sự điều hành của uỷ ban nhân dân xã được thông suốt, đóng pháp luật. Ban quản trị các hợp tác xã biên chế gọn, bỏ hẳn chức danh đội trưởng sản xuất, thôn trưởng phải kiêm nhiệm chức năng của đội trưởng sản xuất.
Chi bộ đảng ở các thôn là hạt nhân lãnh đạo toàn diện mọi mặt công tác của đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã trong phạm vi thôn.
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật và đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, tháng 8/1997, Xuân Hồng tiến hành công tác chuyển đổi mô hình Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã và Nghị định 16/NĐ - CP. Sau khi chuyển đổi, Hợp tác xã có 03 chức năng chính. Đó là:
- Lập kế hoạch sản xuất, định hướng chỉ đạo cơ cấu cây trồng - vật nuôi và mùa vụ.
- Duy trì, bảo tồn vốn quỹ và tài sản tập thể và quản lý, sử dụng có hiệu quả.
- Làm các khâu dịch vụ.
Xác định tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mình trong tiến trình phát triển kinh tế của địa phương, Hợp tác xã Thống Nhất đã tích cực triển khai, thực hiện các nhiệm vụ như: Dự báo sâu bệnh; phổ biến cách phòng trừ và diệt chuột; bảo vệ sản phẩm hoa màu; tu sửa kênh mương, nội đồng đáp ứng việc tưới tiêu nước; sử dụng dịch vụ điện thắp sáng, điện bơm nước... Từ đây, một số khoản chi phí như: phí dịch vụ, phí quản lí, thù lao cán bộ được cân đối lại đảm bảo hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm; các khoản thu và trí ch lập quỹ theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và hợp đồng ký ban đầu với xã viên bước đầu được thực hiện đầy đủ, đóng nguyên tác và hiệu quả tạo nên bước chuyển biến mới trong đời sống sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Thực hiện phương châm ‘’Đi lên từ điện, đi ra từ đường’’, trên cơ sở huy động nội lực của nhân dân và sự hỗ trợ của Nhà nước, năm 1994, xã đã hoàn thành công trình điện, mạng lưới điện quốc gia phủ kín toàn xã. Hệ thống kênh mương dần được bê tông hoá, các trục đường giao thông được mở rộng và nâng cấp. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân xã và các Hợp tác xã đầu tư hàng trăm triệu đồng, hàng vạn ngày công cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Các công trình xây dựng cơ bản đều tăng cả về chất lượng và số lượng. Do tranh thủ được nguồn vốn đầu tư của cấp trên và tích cực phát huy nội lực của nhân dân, từ năm 1996 - 2000, nhiều công trình trọng điểm của xã được xây dựng, chủ yếu là 5 loại công trình: Điện, đường, trường, trạm, nước với tổng kinh phí hàng tỷ đồng; trong đó nguồn lực của nhân dân (tiền và ngày công ) chiếm 35% tổng giá trị các công trình. Cho đến năm 2000, 100% số hộ dân trong xã có điện thắp sáng. Hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng được củng cố và nâng cấp. Các trường học, trạm xá, trạm điện và Đài tưởng niệm liệt sỹ đều được quan tâm sửa chữa và làm mới với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp và dân hưởng thụ”.
2.2. Về văn hoá - xã hội.
Các cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” được tổ chức thường xuyên nhằm xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh ở địa phương. Sau mỗi đợt phát động, xã đều tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm nên có tác dụng tích cực trong việc “xây dựng làng văn hóa”, “gia đình văn hóa”. Các quy chế, quy ước nông thôn được xây dựng, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Hàng năm, tỷ lệ gia đình văn hoá của xã luôn đạt từ 65% - 85%.
Sau khi Bộ văn hoá thông tin có quyết định công nhậnh Điện tháp sơn (Đền Chợ Cũi) là di tích văn hoá lịch sử quốc gia, chính quyền xã tổ chức trọng thể lễ đón bằng công nhận và xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác có hiệu quả vừa đảm bảo tự do tín ngưỡng của khách thập phương vừa bảo đảm an toàn, văn minh, chống mọi biểu hiện mê tín, dị đoan, đồng thời thu được ngân sách, giải quyết việc làm dịch vụ cho hàng chục lao động.
Công tác tuyên truyền với những panụ, ap-pic được triển khai thường xuyên, kịp thời phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Các thông tin thời sự, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương nhanh chóng đến với từng người dân. Ngoài hoạt động văn nghệ trong các trường học, Đoàn Thanh niên xã còn thường xuyên tổ chức các hoạt động sôi nổi như: Thi hát dân ca, hội diễn văn nghệ quần chúng, các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền… thu hút đông đảo người dân tham gia.
Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước được tiến hành đầy đủ, kịp thời đã khơi dậy tình cảm uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ. Qua đó, tình làng nghĩa xóm, tình thương và lẽ sống được xây dựng và bồi đắp. Những ngày lễ, tết Nguyên đán, ngày 27/7 hàng năm, ngoài quà của Nhà nước, xã còn trí ch một phần Ngân sách để động viên thăm hỏi các đối tượng chính sách.
Bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và sự hỗ trợ của Nhà nước, trường học được xây dựng kiên cố và mở rộng. Vai trò lãnh đạo của Ban Giám hiệu và Chi bộ Đảng ở trường học luôn được củng cố và hoạt động hiệu quả. Hội Phụ huynh có nhiều đóng góp tích cực giúp đỡ nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Phong trào thi đua học tốt, dạy tốt được tiến hành ở các cấp. Năm học 1995 - 1996, số học sinh ở các cấp học tăng 30% so với năm học 1991 - 1992. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp ở các cấp học đều đạt 90% - 98%. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đóng độ tuổi, đóng quy định không những được tiếp tục duy trì mà còn vươn lên phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng dạy và học tiếp tục có những chuyến biến tích cực so với giai đoạn trước. Điều đó thể hiện qua số lượng học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh đều tăng. Riêng ngành học tiểu học xã tổ chức thành hai vùng Xuân Hồng 1, và Xuân hồng 2 nhằm tạo điều kiện cho con em đi học thuận lợi hơn. Ngành mẫu giáo thu hút hầu hết các cháu dưới năm tuổi. Hiện tượng học sinh bỏ học hàng năm giảm mức thấp nhất. Nhờ sự nổ lực phấn đấu chung của ngành giáo dục và toàn dân, năm 1995 Xuân hồng được công nhận phổ cập tiểu học là một trong những xã đầu tiên trong huyện được công nhận tiêu chuẩn trên.
Trạm Y tế đã có nhiều cố gắng trong việc khỏm, chữa bệnh. Trạm y tế xã được xây dựng lại nhà cấp bốn, có bốn nhân Viên phục vụ và một Bác sỹ phụ trách sau khi giải thể trạm quân dân y kết hợp, cụm ba xã ( Lam, Hồng, An), nhiệm vụ của trạm y tế xã càng nặng nề hơn. Công tác vệ sinh phòng bệnh bước đầu đi vào chiều sâu. Các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh tả, lị được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, không để thành dịch. Số hộ gia đình có giếng xây, nhà vệ sinh, nhà tắm nhiều hơn trước, đặc biệt một số gia đình đã có giếng khoan nước ngầm.
Phong trào thể dục thể thao được duy trì, xã có các đội bóng của đoàn thanh niên, hội người cao tuổi có phong trào luyện tập dưỡng sinh, công tác văn hoá văn nghệ nhìn chung đi sát đời sống nhân dân. Cuộc vận động xây dựng làng xã văn hoá, gia đình văn hoá mới phát động từ 1992 nhưng được toàn dân hưởng ứng ngày càng sôi nổi góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu cực xã hội, suy thóai đạo đức do mặt trái của cơ chế thị trường đang từng ngày tác động vào mọi người, mọi gia đình…
2.3. Về an ninh - quốc phòng
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Kế hoạch sẵn sàng chiến đấu gắn với giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội hàng năm được xây dựng và bổ sung. Các vụ trộm cắp, đánh nhau được xử lý kịp thời và giảm xuống đáng kể. Thực hiện Chỉ thị 135/CT-TTg, Chỉ thị 406/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về an ninh - quốc phòng, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc được tích cực triển khai. Các tổ an ninh xóm được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Ban Công an xã được bổ sung thêm công an viên và sự phối hợp của công an chuyên trách huyện. Công tác thanh tra nhân khẩu, hộ khẩu được thực hiện nghiêm túc, hợp tình, đóng luật.
Xã có một trung đội cơ động mạnh do Ban chỉ huy xã đội trực tiếp quản lý, thường xuyên tập huấn và phối hợp chặt chẽ với Ban Công an tuần tra, canh gác xử lý các vụ việc. Công tác đăng kí nghĩa vụ quân sự tuổi 17, khám tuyển giao quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu; những trường hợp trốn tránh nghĩa vụ hay đào ngũ đều được xã cương quyết xử lí. Nhiều thanh niên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, sau đã trở về làm nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ địa phương.
Hoạt động Thanh tra, Tư pháp đã đi vào nề nếp. Các thông tin pháp luật được triển khai và thực hiện đầy đủ. Xã kết hợp với Bưu điện hình thành tủ sách Pháp luật phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhân dân. Công tác quản lý nhân khẩu cũng được tiến hành chặt chẽ, có quy chế. Các vụ tranh chấp dân sự, các đơn khiếu nại của công dân cơ bản được giải quyết dứt điểm tại cơ sở.
Ngoài việc triển khai thường xuyên hàng năm công tác tuyển quân, huấn luyện dân quân thùc hiện các chính sách thương binh, liệt sỹ, và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; những năm 1991-1995 Đảng uỷ và chính quyền xã đã triển khai thực hiện những công tác lớn đối với nhiệm vụ an ninh quốc phòng như:
- Thực hiện cuộc vận động xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu.
- Thực hiện cơ chế 02 của Bộ chính trị đối với nhiệm vụ an ninh quốc phòng là: đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, cơ quan quân sự, công an phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong mặt trận tổ quốc làm tốt công tác tham mưu và tổ chức thực hiện.
- Thực hiện Nghị định 28 của thủ tướng chính phủ về chính sách đối với người có công trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chính quyền xã, trực tiếp là ban chính sách xã trong hai năm 1994, 1995 đã lập hội đồng xét duyệt trên 200 hồ sơ còn tồn đọng về những người có công trong hai cuộc kháng chiến chưa được khen thưởng và khám thương tật. Đã cấp đủ tận tay số tiền của nhà nước cấp một lần cho tất cả những người có huân huy chương kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
2.4. Công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể
Sau gần 15 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, cùng song hành với những thuận lợi, thành công bước đầu là những khó khăn và thách thức. Trong đó, có cả những xáo trộn về mặt tư tưởng, nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Xác định được những chướng ngại và thách thức đó trên chặng đường phát triển của quê hương, trong giai đoạn này, công tác xây dựng Đảng được các cấp uỷ Đảng ở Xuân Hồng triển khai mạnh mẽ, quyết liệt theo hướng đổi mới cả nội dung, hình thức và phương pháp.
Ban chấp hành Đảng bộ xã đã tổ chức thường xuyên các đợt học tập Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết Đảng bộ cấp trên vào các kỳ sinh hoạ Đảng bộ, chi bộ để nâng cao nhận thức về Chủ nghĩa Mark - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai kịp thời, đến từng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Công tác kết nạp đảng viên mới được sàng lọc, bồi dưỡng, giáo dục một cách nghiêm túc, có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về bản lĩnh, trí tuệ trong tình hình mới với 38 đảng viên được kết nạp trong nhiệm kỳ 1996 - 2000.
Thực hiện các Nghị quyết của cấp trên về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Xuân Hồng đã nghiệm túc triển khai thực hiện và có bước chuyển đáng kể. Sinh hoạt Đảng được tiến hành đều đặn theo định kỳ, có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Một số cán bộ cấp uỷ, chính quyền được tạo điều kiện cử đi tập huấn và học hàm thụ tại các trường chính trị và chuyên môn. Trình độ nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng cao. Vai trò của tổ chức Đảng và đảng viên đối với các hoạt động của địa phương được thể hiện rõ nét. Nhiều cán bộ, Đảng viên không những có năng lực công tác mà còn vươn lên làm giàu chính đáng trong xây dựng kinh tế và phát triển quê hương.
Công tác kiểm tra Đảng được đặc biệt chú trọng đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời những việc làm sai trái của một số Đảng viên; củng cố tình đoàn kết nội bộ trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường chế độ sinh hoạt và chấp hành Điều lệ Đảng; từng bước chuyển hóa các chi bộ yếu kém, nâng cao chất lượng các đơn vị trong sạch, vững mạnh; tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc ở cơ sở. Qua đó, Đảng bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên có bước trưởng thành cả về tư tưởng, năng lực và sức chiến đấu. Tư tưởng bảo thủ, ỷ lại được đẩy lùi một bước. Những hành vi thiếu lành mạnh về đạo đức, lối sống bị đấu tranh phê phán. Công tác quản lí, phân công nhiệm vụ cho đảng viên ở các chi bộ được tiến hành nghiêm túc, sát với tình hình cán bộ, đảng viên nên đạt hiệu quả tốt. Chất lượng đảng viên được nâng lên. Vì thế, số lượng cấp uỷ, cán bộ, đảng viên loại yếu giảm hẳn so với trước, số lượng đảng viên xếp loại hoàn thành suất sắc nhiệm vụ đạt trên 54%, đảng viên loại yếu kém chỉ còn 5%.
Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ III của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng uỷ đã lập quy hoạch cán bộ, gửi một số cán bộ trẻ, có triển vọng đi đào tạo tại trường Đảng của tỉnh, huyện để bồi dưỡng về mặt lí luận chính trị, nghiệp vụ công tác. Đặc biệt, Đảng bộ cũng đã chuẩn bị tốt vấn đề nhân sự cho việc kiện toàn các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể; sắp xếp, lựa chọn cán bộ chủ trì cho phự hợp với nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các đoàn thể được đổi mới theo tình hình mới. Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân có hiệu quả thiết thực. Trong các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, việc chất vấn và trả lời chất vấn của các uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã đã có nội dung cụ thể, thẳng thắn hơn. Chức năng quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của các ban ngành, các uỷ viên uỷ ban ngày càng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng hơn và có chất lượng cao hơn, phát huy được vai trò của mình. Công tác cải cách hành chính bắt đầu được thực hiện. Các Hợp tác xã hoạt động theo chức năng dịch vụ - kinh doanh đã được định hình từ trước đến nay có điều kiện phát triển mạnh hơn. Việc cung ứng vật tư, tiền vốn, điều hành thời vụ, cơ cấu cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật, thuỷ lợi… được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu, tiến bộ theo cơ chế hạch toán kinh doanh dần đi vào nề nếp.
Mặt trận Tổ quốc là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng phát huy được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội. Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên đã xông xỏo tham mưu và triển khai hiệu quả các kế hoạch trong công tác vận động quần chúng, hưởng ứng và thực hiện hiệu quả các phong trào, xây dựng được nhiều mô hình, phát động nhiều phong trào lao động sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hoá mới…; vận động nhân dân tham gia tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương...; đặc biệt là cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được phát động và nhân rộng ngày càng mạnh mẽ tạo nên bầu không khí thi đua sôi nổi khắp đường làng, ngừ xóm. Qua qỳa trình hoạt động, Mặt trận đã tổ chức thành công nhiều đợt ủng hộ từ thiện như: ủng hộ đồng bào Cu Ba, ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị bão lụt… Các tiểu ban Mặt trận xóm đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc giải quyết dứt điểm, hiệu quả các vụ tranh chấp, bất hòa trong nhân dân, xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Đoàn Thanh niên là lực lượng xung kích trong các hoạt động. Đoàn Thanh niên xã Xuân Hồng giai đoạn này đã phát động nhiều đợt lao động cộng sản, thành lập các Câu lạc bộ tuổi trẻ, gia đình trẻ… nhằm thực hiện tốt hai cuộc vận động lớn của Trung ương Đoàn là: “Tuổi trẻ giữ nước” và “Thanh niên lập nghiệp”, Đoàn xã đã phát động phong trào xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa đoàn viên, thanh niên trong việc vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế, nếp sống văn hóa. Thông qua các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, công tác tổ chức giáo dục cho đoàn viên, đặc biệt là lớp trẻ trưởng thành nhanh chóng trên các cương vị công tác. Hàng năm, tổ chức Đoàn đã giới thiệu các đoàn viên ưu tú cho Đảng và trong số đó nhiều người được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong tất cả các cuộc vận động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Các thành tựu về xoá đói giảm nghèo, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, kế hoạch hoá gia đình cũng như phong trào xây dựng đời sống mới ở khu dân cư mà nhân dân Xuân Hồng đạt được trong những năm qua đều gắn liền với sự nỗ lực hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã. Bằng sự nỗ lực của mình, Hội đã xây dựng được nhiều tổ tiết kiệm, bảo lãnh để họ vay vốn phát triển sản xuất; tổ chức các buổi toạ đàm về các vấn đề gia đình, phụ nữ và xã hội với nhiều lượt người tham gia. Bên cạnh đó, Hội còn đóng góp nhiều ngày công, lương thực, thực phẩm giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn và ủng hộ các phong trào, hoạt động khác của địa phương.
Hội Nông dân thường xuyên được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ban Chấp hành Hội đã có sự phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện…, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân trước khi bước vào vụ sản xuất. Ngoài chức năng vận động, Hội đã triển khai chuyển giao kỹ thuật, giống cây - con mới cho nông dân, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất sản xuất cho nông dân.
Hội Cựu chiến binh Xuân Hồng đã phát huy tốt vị trí, vai trò của mình trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của xã. Ngoài việc tham gia đầy đủ các kỳ chỉnh huấn, học tập sinh hoạt chính trị với địa phương, Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh xã còn phối hợp với Huyện tổ chức các buổi núi chuyện thời sự, phổ biến kinh nghiệm làm ăn, xây dựng mô hình kinh tế cho hội viên. Các hội viên Hội Cựu chiến binh xã Xuân Hồng là lực lượng nòng cốt đi đầu trong các phong trào địa phương như: Xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư… Hội còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vai trò và củng cố hệ thống quốc phòng - an ninh của địa phương.
Trong mười lăm năm cùng cả nước thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000), Đảng bộ và nhân dân Xuân Hồng luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, hạn chế và những yếu kém trong tất cả các lĩnh vực để phát triển đi lên và đã gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Công cuộc xây dựng nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa được cán bộ, đảng viên và nhân dân Xuân Hồng tiến hành tích cực, tạo nên nền kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã nâng lên một bước. Số hộ có thu nhập bình quân và hộ khá tăng lên, số hộ nghèo giảm xuống. Đường sá giao thông được tu bổ, sửa chữa. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của người dân không ngừng tăng lên. Quyền làm chủ của người dân được phát huy, do đó khơi dậy tính năng động sáng tạo trong hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, Xuân Hồng vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của địa phương, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và vẫn tồn tại những yếu kém, thiếu sót trong công tác quản lớ kinh tế, quản lớ xã hội đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng và phát triển quê hương. Những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Xuân Hồng đã giành được trong giai đoạn đầy biến động, khó khăn và thách thức này sẽ là nền tảng quan trọng để Xuân Hồng vững bước đi lên trong giai đoạn tiếp theo. Thắng lợi lớn nhất của Xuân Hồng là đã cơ bản khắc phục tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm kéo dài trong những năm trước, chuyển sang giai đoạn có tích trữ. Đồng thời, bước đầu kiến tạo được kết cấu hạ tầng điện - đường - trường - trạm, tạo nền móng cho công cuộc điện khí hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; khẳng định sự đóng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và sự chủ động của địa phương trong việc tận dụng và phát huy những tiềm năng của quê hương Xuân Hồng trên bước đường phát triển. Thành công cũng như tồn tại của địa phương trong những năm cuối thế kỷ XX đã để lại cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Xuân Hồng những bài học kinh nghiệm quý giá. Đây là nền tảng vững chắc để Đảng bộ và nhân dân xã vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới. Phát huy những thành quả, khắc phục những tồn tại, nắm vững thời cơ và quyết tâm vượt qua thử thách, giành nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đưa địa phương trở thành một xã giàu, mạnh và phát triển bền vững là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của những người con trên quê hương Xuân Hồng.
3. Xây dựng quê hương giàu về kinh tế, vững về chính trị và văn minh trong cuộc sống
Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với nhân dân các xã trong huyện Nghi Xuân, Xuân Hồng đứng trước những thời cơ và thuận lợi lớn: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng, và Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ huyện Nghi Xuân được cụ thể hoá và bước đầu đã hoàn thành một số chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng có tính đột phá. Nhân thức thực tiễn về cơ chế thị trường đã được nâng lên trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quầừn Chúng nhân dân; nhất là niềm tin vào đường lối đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, những năm này, Xuân Hồng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức làm chậm sự phát triển. Đó là: Nền kinh tế vẫn chủ yếu là thuần nông; tích lũy vốn còn thấp; kết cấu hạ tầng và cơ sở phúc lợi xã hội đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công cuộc hiện đại hóa nông thôn; năng lực trong công tác quản lý của lực lượng cán bộ lãnh đạo tuy đã được bồi dưỡng, nâng cao nhưng vẫn còn bất cập trước yêu cầu của thực tiễn, thiếu sự năng động, sáng tạo trong phương pháp hoạt động và trình độ nghiệp vụ. Những hạn chế đó đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Xuân Hồng nhiều vấn đề cần phải giải quyết, khắc phục càng sớm càng tốt. Phát huy lợi thế, tận dụng thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức là ý chí, nguyện vọng thiết tha của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Xuân Hồng khi địa phương bước vào giai đoạn phát triển theo hướng bền vững.
Phấn khởi, tin tưởng và phát huy những kết quả đạt được, Đại hội đảng bộ xã Xuân Hồng nhiệm kỳ 2000 - 2005 đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế trong những năm trước, đề ra những mục tiêu và xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trong đó, nhấn mạnh: “Đẩy mạnh phát triển toàn diện, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, khuyến khích mở rộng các loại hình dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác. Phát huy nội lực, đầu tư đóng hướng, có hiệu quả các công trình xây dựng cơ bản phục vụ tốt phúc lợi xã hội. Phát huy nhân tố con người, nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục, văn hóa, y tế và chính sách xã hội. Phát huy dân chủ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới”.
Với chủ trương và mục tiêu chiến lược đó, Đại hội Đảng bộ xã Xuân Hồng nhiệm kỳ 2005 - 2010 tiếp tục khẳng định: “Tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực sẵn có, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên đồng thời phát huy nội lực của nhân dân để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh - quốc phòng. Thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân và giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc của xã hội. Giữ vững ổn định chính trị và quyết tâm đưa Xuân Hồng trở thành một trong những xã khá của huyện”.
Phát huy truyền thống vẻ vang đó và nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề trước Đảng, trước dân, ngay sau các kỳ Đại hội, Đảng uỷ đã gấp rút triển khai thực hiện các đề án phát triển kinh tế trọng tâm và các chương trình phúc lợi xã hội. Các đề án, chương trình hành động và các nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của địa phương đều được Đảng uỷ đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ với tinh thần trách nhiệm cao. Từ đó, triển khai vào đời sống kinh tế - xã hội của địa phương một cách thống nhất, có phản hồi, ghi nhận, đánh giá và điều chỉnh theo từng thời điểm để phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Sự năng động, nhạy bén và sáng tạo của đội ngũ cán bộ đảng viên trong những năm đầu thế kỷ XXI cộng thêm sự nỗ lực, quyết tâm và đoàn kết của toàn dân, Xuân Hồng đã bắt tay đẩy nhanh, tiến mạnh trong sự nghiệp phát triển địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Việc thực hiện lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ nông nghiệp cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển và mở rộng các ngành nghề… được Xuân Hồng chú trọng với mục tiêu hướng đến một nền kinh tế đa dạng, hài hoà và phát triển.
3.1. Về kinh tế
Với chủ trương mới, các bộ giống mới và phương pháp nuôi - trồng mới... bà con nông dân dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ Đảng, chính quyền và Hợp tác xã Thống Nhất đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng - mùa vụ - vật nuôi theo hướng luồn tránh thiên tai, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng vùng, từng khu vực...; góp phần làm tăng nhanh thu nhập trên từng đơn vị diện tích. Ngoài ra, việc bố trí thâm canh cây lương thực và chuyển đổi, quy hoạch vùng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, ngô và cây trồng phát triển chăn nuôi, được xã tiến hành một cách triệt để, hiệu quả. Vì thế, trên địa bàn xã đã hình thành được một số trang trại kết hợp giữa trồng rừng, chăn nuôi gia súc, nuôi thả lúa - cá và sản xuất tổng hợp, tạo được mô hình điểm làm cơ sở để nhân rộng ra toàn xã. Thành công của việc phân vùng, quy hoạch đã góp phần xoá bỏ tập quán trồng cây dài ngày có thu nhập thấp; thay vào đó là phát triển cây vụ đông, vụ 3 và trở thành ý thức tự giác của mỗi người dân. Cơ cấu lúa lai chiếm 70% diện tích cây lúa. 100% diện tích trồng lạc đều cơ cấu giống lạc lai. 40% diện tích trồng rau màu cho thu nhập cao. Lịch thời vụ được thực hiện khá nghiêm túc và bố trí hợp lý cho từng loại cây trồng, tạo điều kiện luân canh trên cả 3 vụ sản xuất trong năm. Vì thế, sản phẩm nông nghiệp của Xuân Hồng từ năm 2001 - 2010 đều tăng về năng suất, sản lượng và đảm bảo chất lượng. Kết quả cho thấy: tổng sản phẩm xã hội quy thóc hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2004 - 2010 bình quân đạt từ 3.200 tán - 3.391 tấn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm, thu nhập bình quân tăng từ 4,6 triệu (2004) lên 13,3 triệu (2010).
Ngành chăn nuôi tiếp tục khẳng định vị trí của mình cả về số lượng lẫn chất lượng. Thực hiện Nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ Huyện khoá XXVI, xã đã chú trọng nâng cao chất lượng đàn giống và mở rộng vật nuôi, có sự kết hợp giữa phát triển cây trồng với vật nuôi. Vì thế, mặc dù tổng đàn gia súc, gia cầm chỉ tăng 3,36 lần (từ 2001 - 2008) nhưng chất lượng đàn giống lại tăng đáng kể. Các hộ gia đình đã đầu tư vào chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Mô hình trang trại, quy hoạch vùng ngày càng được triển khai và mở rộng cùng với các giải pháp về kỹ thuật và cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cho người nông dân. Ngành chăn nuôi trong giai đoạn này đã chiếm tới 29% tổng thu nhập sản xuất nông nghiệp của xã. Công tác tiờm phòng cho gia súc, gia cầm luôn được quán triệt và đảm bảo kịp thời, đạt yêu cầu. Vì thế, những năm qua, các loại dịch bênh như lở mồm long móng, lợn tai xanh, cóm gia cầm... nhanh chóng được khoanh vùng và hạn chế lây lan, làm giảm tổn thất về kinh tế cho các hộ chăn nuôi và địa phương.
Bên cạnh các ngành nghề truyền thống (như: chế biến nông sản, thực phẩm, xay xát), một số ngành nghề khác (như: dịch vụ tiểu thủ công nghiệp, may mặc, mộc, hàn xì, hàng quán, các ốt sửa chữa xe máy, điện tử…) tiếp tục được du nhập, duy trì và phát triển trên địa bàn. Số người buôn bán nhỏ, dịch vụ đường dài ngày một tăng tạo động lực thúc đẩy sản xuất, thu hút nguồn lao động vào các ngành nghề.
Phát triển một nền kinh tế đa dạng, hài hoà trên nền tảng nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ - thương mại đang ngày một phát triển, mở ra một hướng mới cho nền kinh tế của Xuân Hồng và đã có những dấu hiệu đáng mừng trên biểu đồ tăng trưởng kinh tế của địa phương.
3.2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Thực hiện phương châm: Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, trên cơ sở công khai, dân chủ các chủ trương xây dựng, biện pháp thực hiện, hệ thống giao thông, thuỷ lợi và một số hạng mục công trình quan trọng phục vụ đời sống dân sinh, phúc lợi xã hội được Xuân Hồng đầu tư xây dựng một cách hiệu quả. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2005 - 2010), hàng loạt các cơ sở hạ tầng trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng, tu sửa và hoàn thiện mới. Cụ thể như: hệ thống cống tiêu nước ở các trục đường liên hương, liên thôn, bê tông hoá và nhựa hoá một số tuyến đường nội xã, thi công chương trình nước sạch ở các nhà trường cùng hệ thống trường lớp... với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã huy động hàng vạn ngày công, đào đắp hàng chục ngàn m3 đất, sỏi mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông. Nhiều xóm đã hoàn thành đề án giao thông nông thôn trước thời hạn, vượt mục tiêu đề ra. Đến năm 2010, Xuân Hồng hoàn thiện hệ thống giao thông mặt cứng và nhựa, bờ tông hóa với giá trị 3,9 tỷ đồng. Phong trào xây dựng nhà cửa của nhân dân cũng có những bước chuyển khá nhanh và mạnh mẽ, nhất là các gia đình có điều kiện kinh tế với những công trình kiến trúc đẹp tạo nên những khởi sắc cho bộ mặt nông thôn toàn xã.
3.3. Về văn hóa - xã hội
Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng dân cư ngày càng đi vào chiều sâu. Các cơ quan, các trường học, thôn xóm đều đã xây dựng được quy ước, hương ước và thực hiện có hiệu quả. Việc thực hiện tổ chức lễ cưới theo nếp sống mới đã dần đi vào nề nếp. Tổ chức Mừng thọ đầu xuân, Hội nghị gia đình văn hóa tiêu biểu được tiến hành đều đặn hàng năm. Các phong trào như: “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “xây dựng cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, “xây dựng gia đình văn hoá, xóm, khu dân cư văn hoá”… được phát động một cách sâu, rộng và có hiệu quả trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương. Số lượng gia đình, cơ quan, dòng họ, xóm văn hóa ngày càng nhiều. Hàng năm, tỷ lệ gia đình đạt gia đình văn hoá luôn từ 70% - 80%. Việc bình xét, suy tôn Gia đình văn hoá, gia đình thể thao, gia đình hiểu học... ngày càng chặt chẽ, đảm bảo đóng tiêu chuẩn quy định.
Hoạt động thông tin tuyên truyền, văn nghệ, thể dục thể thao có bước tiến mới. Hệ thống truyền thanh cơ sở được khép kín xuống tận từng đơn vị xóm và cụm dân cư. Thông qua các buổi phát thanh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các nhiệm vụ, quy chế của địa phương, các gương người tốt, việc tốt được thông tin kịp thời đến mọi người dân. Các cụm pa- nô, áp- pích, khẩu hiệu ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng kịp thời nội dung tuyên truyền, vận động quần chúng. Đội văn nghệ, đội bóng chuyền của xã và của các xóm, các trường học hoạt động đều. Hàng năm, các đội văn nghệ, đội bóng của xã tham gia các giải đấu của huyện đều đạt giải và giành giải cao.
Công tác chính sách xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh liệt sỹ, người có công được thực hiện khá tốt. Các quỹ từ thiện, nhân đạo được thực hiện chu đáo tạo điều kiện giúp đỡ cho các đối tượng gặp khó khăn ổn định cuộc sống và tinh thần.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong các giai đoạn trước, bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, chất lương giáo dục của địa phương ngày càng có những bước phát triển rõ nét. Xác định: đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, công tác xã hội hóa giáo dục ở Xuân Hồng được triển khai và thực hiện một cách hiệu quả với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Vì thế các phong trào, các cuộc vận động của ngành giáo dục như: “dạy tốt - học tốt”, cuộc vận động “2 không” với 4 nội dung và sau này là “trường học thân thiện, học sinh tích cực”... được nhân rộng và triển khai hoạt động khá chặt chẽ, quy cũ với những thành công nhất định, tạo nên những chuyển biến tích cực trong các cấp học, ngành học.
Mặc dù số lượng học sinh trong các cấp học từ năm 2001 - 2008 có chiều hướng giảm (nhất là bậc tiểu học) do giảm được tỷ lệ tăng dân số. Tuy nhiên chất lượng dạy và học được nâng lên. Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Các trường liên tục đạt tiên tiến, năm học 2002 - 2003 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học ngày càng được bổ sung, đảm bảo cho hoạt động dạy và học có hiệu quả. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, học sinh vào học các trường đại học và cao đẳng hàng năm đều tăng. Tỷ lệ học sinh tốt và khá về đạo đức chiếm 98,3%. Hội khuyến học của xã cũng được thành lập và có tác động tích cực đến sự nghiệp xã hội hóa giáo dục của xã nhà. Các đơn vị, cơ quan, ban ngành, xóm xuống các dòng họ đều xây dựng quỹ khuyến học nhằm động viên, giúp đỡ con em địa phương có hoàn cảnh khó khăn đến trường, đến lớp. Đồng thời, hội biểu dương, khen thưởng những cá nhân có thành tích trong học tập… tạo nên không khí thi đua, ham học hỏi của các thế hệ học sinh Xuân Hồng dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.
Mạng lưới y tế từ xã đến xóm được củng cố thêm về cơ sở khám, chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế được chuẩn hóa về trình độ với 1 bác sỹ, 2 y sỹ, và 1 y tá đã góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng dân cư cũng như khám và điều trị các loại bệnh cho nhân dân. Tỷ lệ bệnh nhân được khám, chẩn đoán và điều trị hợp lý tại trạm đạt hiệu quả hơn 80%. Ngoài ra, Trạm y tế xã còn tổ chức theo dõi, quản lý, trực tiếp chăm sóc sức khoẻ, tổ chức cấp phát thuốc miễn phí cho các cụ có độ tuổi từ 80 trở lên và các đối tượng thân nhân liệt sỹ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh tại Trạm y tế được tăng cường. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh mụi trường từng bước được thực hiện đồng bộ, triệt để và nghiêm túc góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi các loại dịch bệnh.
Công tác Kế hoạch hoá gia đình và bảo vệ - chăm sóc trẻ em đi vào nề nếp. Hoạt động của Ban dân số và Kế hoạch hoá gia đình cùng đội ngũ cộng tác viên ở xóm đã góp phần tích cực trong việc vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt Kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc trẻ thơ. Tỷ lệ phát triển dân số giảm xuống còn dưới 1%. Hoạt động chăm sóc trẻ thơ, bảo vệ 8 quyền của trẻ em và khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” đã thực sự đi vào chiều sâu.
3.4. Về Quốc phòng, An ninh và Tư pháp
Đảng uỷ thường xuyên quán triệt sâu sắc trong toàn đảng, toàn dân các Nghị quyết Trung ương về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và các chỉ thị của cấp trên. Vì thế, công tác xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, cụm tuyến an toàn làm chủ, són sàng chiến đấu thường xuyên đảm bảo chất lượng. Các kế hoạch thường xuyên được bổ sung, kiện toàn lực lượng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Công tác huấn luyện dân quân tự vệ, công tác tổ chức, đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngày một thắt chặt, đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Xã đã xây dựng các tiểu đội chiến đấu và trung đội cơ động mạnh. Các phương án chiến đấu tại chỗ, phòng chống lụt bão, phòng chống chỏy nổ, phòng chống bạo loạn được xây dựng và diễn tập hàng năm. Công tác hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa, giải quyết các chế độ chính sách tồn đọng sau chiến tranh đối với gia đình quân nhân và nhân dân được thực hiện kịp thời. Lực lượng an ninh quốc phòng đã và đang tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Tình hình an ninh nông thôn được đảm bảo. Một số vụ việc được ngăn chặn và giải quyết tốt, kịp thời, không để xảy ra điểm nóng. Chương trình quốc gia về phòng chống ma tuý, tội phạm, tệ nạn xã hội được cấp uỷ, chính quyền quan tâm nên đạt nhiều kết quả tốt. Các tệ nạn xã hội như buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất ma tuý, tình trạng cờ bạc, mê tín dị đoan được ngăn chặn; số người nghiện ma tuý không phát sinh thêm. Toàn xã đã xây dựng được các tổ tự quản hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
Hoạt động An ninh và Tư pháp đã đáp ứng được yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới. Lực lượng công an từ xã đến xóm đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng cả về phẩm chất chính trị lẫn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chế độ tuần tra, canh gác, quản lý hộ khẩu được thực hiện đầy đủ. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Sự phối hợp giữa các ngành, các đoàn thể trong hoạt động an ninh nhân dân, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu được triển khai đồng bộ. Các vụ việc xảy ra được giải quyết kịp thời. Hàng năm, ban an ninh - tư pháp đều có kế hoạch tham mưu cho uỷ ban nhân dân trong việc giáo dục, phổ biến pháp luật; phối hợp với các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác khai sinh, khai tử, kết hôn đóng quy định của pháp luật.
3.5. Công tác xây dựng Đảng và hoạt động của các đoàn thể
3.5.1. Công tác xây dựng Đảng
Trong bối cảnh của sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ Xuân Hồng lấy đổi mới kinh tế làm thước đo, đồng thời không ngừng nâng cao đổi mới tư duy và chính trị, coi đó là nhiệm vụ then chốt, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh đạo và sự phát triển của địa phương. Do vậy, công tác giáo dục tư tưởng - chính trị luôn được Đảng uỷ quan tâm và đặt lên hàng đầu. ý thức đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống được Đảng uỷ xã quán triệt, triển khai trong toàn Đảng bộ và quần chúng thông qua các hoạt động, các chương trình hành động cụ thể. Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng các cấp, Đảng bộ xã tổ chức quán triệt đến tận từng chi bộ và các ban ngành, đoàn thể với tỷ lệ đảng viên tham gia từ 85% - 96%. Thông qua các đợt học tập chính trị, tập huấn, bồi dưỡng... trình độ nhận thức, ý thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên phát huy; tính đấu tranh tự phê bình và phê bình, thể hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân. Từ đó, nhận thức tư tưởng của cán bộ đảng viên và nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết thống nhất cao, từng bước khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trụng chờ, ỷ lại và cục bộ hẹp hòi, ngại khó.
Xuyên suốt trong các nhiệm kỳ, Đảng uỷ xem công tác xây dựng Chi bộ vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, xoá Chi bộ yếu kém là nhiệm vụ then chốt. Sau Đại hội Đảng bộ, Đảng uỷ tiến hành xây dựng quy chế hoạt động, mỗi tháng một lần để xem xét vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng. Vì thế, chất lượng đội ngũ cán bộ ngày một đổi mới, nâng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên từng cương vị công tác. Hàng năm, Đảng bộ đều thực hiện tốt quy trình phân loại, đánh giá cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên cơ sở chất lượng hoạt động, ý thức công tác và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về cuộc vận động và chỉnh đốn Đảng, công tác tổ chức của Đảng bộ và các chi bộ ngày càng được củng cố vững chắc. 100% các xóm, đơn vị đều có chi bộ Đảng. Trong công tác tổ chức, cấp uỷ tập trung chỉ đạo, định hướng, đáp ứng yêu cầu trong việc kiện toàn các tổ chức Đảng, đoàn thể, ban ngành, phù hợp với khả năng hoạt động của các cấp. Từ năm 2000 - 2008, Đảng bộ hai lần tổ chức Đại hội các chi bộ để tiến hành kiểm điểm, đánh giá vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và vai trò của đảng viên. Nhờ đó, một số Chi bộ yếu kém đã có những chuyển biến tích cực, số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tăng lên. Từ năm 2000 - 2010, toàn Đảng bộ thường xuyên có từ 66% - 70% Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém.
Công tác rèn luyện đảng viên cũng thường xuyên được cấp uỷ chú trọng. Đối với nông thôn, có 4 tiêu chuẩn, đó là những tiêu chí rèn luyện đảng viên. Từ những tiêu chuẩn đó, trong sinh hoạt thường kỡ và sơ kết 6 tháng, 1 năm ở chi bộ, mỗi đảng viên tự liên hệ, tự kiểm điểm. Sau khi trải qua đợt học tập chính trị về quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và các chương trình hành động do Huyện uỷ triển khai, đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng bộ ý thức hơn vai trò cũng như vị trí của người đảng viên trong thời kỡ đổi mới. Vai trò lãnh đạo của chi bộ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đối với quần chúng nhân dân trở nên rõ ràng hơn. Đại bộ phận vợ con của đảng viên đều tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể, trở thành quần chúng gương mẫu, chấp hành các chủ trương của Đảng và Nhà nước. 100% gia đình hoàn thành các chỉ tiêu giao nộp thuế, quỹ Nhà nước và đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi xã hội của địa phương. 100% gia đình cán bộ, đảng viên gương mẫu đăng kí xây dựng gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá mới, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư vốn làm kinh tế.
Uỷ ban kiểm tra Đảng bộ cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra theo định kỡ trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ, thực hiện Điều lệ Đảng cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy ước của địa phương. Qua các lần kiểm tra, các trường hợp vi phạm, có dấu hiệu vi phạm được chấn chỉnh kịp thời và giải quyết một cách thấu đáo đã tạo niềm tin cho quần Chúng nhân dân. Từ đó, tạo nên một khối thống nhất từ trên xuống dưới, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, Uỷ ban kiểm tra còn phối hợp với Uỷ ban nhân dân để tiến hành kiểm tra những sai phạm của một số cán bộ liên quan đến vấn đề tài chính, ngân sách của tập thể, xã viên cũng như hợp tác xã. Từ năm 2000, Uỷ ban kiểm tra đã tham mưu cho cấp uỷ xử lí kỷ luật các trường hợp vi phạm. Việc tiến hành thanh tra và xử lí các trường hợp vi phạm giúp cho cán bộ, đảng viên hạn chế bớt những sai phạm, lấy lại niềm tin từ quần chúng nhân dân. Vì thế, số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngày càng tăng, đảng viên vi phạm giảm dần.
Thực hiện Nghị quyết 02 và 03 (khoá VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 02, Nghị quyết 14/NQ-TU của Tỉnh uỷ về giáo dục và đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở thường xuyên được Cấp uỷ chăm lo, chú trọng. Hoạt động này được cụ thể hoá bằng quy chế bầu cử trong Đảng, Hội đồng nhân dân và thực hiện quy chế quản lí cán bộ, quy định giám sát đảng viên, đào tạo bồi dưỡng, cơ cấu cán bộọ theo Nghị định 09/CP, Nghị định 121/CP, đảm bảo tính kế thừa, không bị hẫng hụt và bị động về cán bộ, đặc biệt là việc chuẩn bị nhân sự cho Hội đồng nhân dân. Nhờ vậy, trong những năm qua đã bồi dưỡng và đào tạo được 13 đồng chí có trình độ trung cấp, đại học, đào tạo và bồi dưỡng cho 15 đồng chí có trình độ chính trị sơ cấp và trung cấp.
Ngoài công tác đào tạo, từ 2001 - 2010, xã còn phối hợp với các cấp tiến hành bồi dưỡng kiến thức về chính trị, quản lí Nhà nước, quản lí kinh tế, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cũng được tiến hành thường xuyên. Đảng bộ trong 10 năm (2001 - 2010) đã kết nạp được ...... đồng chí vào hàng ngũ đảng. Việc thực hiện các chương trình tập huấn kiến thức về các lĩnh vực nâng cao trình độ cho cán bộ ở cơ sở thường xuyên được chú trọng. Việc bố trí sắp xếp và luân chuyển cán bộ cũng như đánh giá công tác cán bộ thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, phự hợp với tình hình thực tiễn địa phương.
Xác định rõ nhiệm vụ và vai trò của mình, trong thời gian 2001 - 2008, các cấp uỷ Đảng tiến hành đổi mới về phương thức lãnh đạo. Đối với công tác dân vận, Đảng bộ đề ra các chuyên đề về công tác phối kết hợp vận động quần chúng. Công tác kiểm tra sơ kết, tổng kết thường xuyên được chú trọng, từ đó nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác dân vận không ngừng tăng lên. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận được tăng cường từ xã đến xóm. Đặc biệt, trong Quá trình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của các cấp uỷ Đảng, Chính phủ về xây dựng và thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở gắn liền với công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) mang lại nhiều kết quả. Do vậy, uy tín của Đảng bộ được nâng lên rõ rệt, củng cố thêm niềm tin từ phía quần Chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Nhất là từ cuối năm 2006, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ phấn khởi hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bằng các hoạt động thiết thực như: tổ chức học tập quán triệt, gắn các chương trình hành động, các nhiệm vụ của địa phương vào cuộc vận động... tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể.
3.5.2. Xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân
Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đổi mới hoạt động, nâng cao vai trò của mình; từng bước khẳng định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hàng năm, Hội đồng nhân dân xã đã thực hiện tốt kế hoạch định kỳ tiếp xúc cử tri, đi sát cơ sở nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân với phương châm “Nghe dân nói và nói dân nghe”, tạo điều kiện để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như ghi nhận, phản ánh những đề xuất, nguyện vọng của nhân dân đối với cấp uỷ và chính quyền xã. Trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân, nhiều ý kiến xác đáng được đưa ra chất vấn đã góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp, nhất là công tác chuyển dịch cơ cấu vụ mùa sản xuất nông nghiệp, vấn đề đầu tư xây dựng điện, đường, trường, trạm… Hội đồng nhân dân luôn bám sát nội dung nghị quyết và cụ thể hoá nghị quyết sát đóng với tình hình thực tế địa phương; duy trì vai trò cũng như chức năng của Nhà nước cơ sở, phát huy tính dân chủ, sáng tạo, nắm bắt kịp thời tình hình và thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Hoạt động của Uỷ ban nhân dân thể hiện rõ vai trò của mình, đáp ứng mọi nguyện vọng của nhân dân. Uỷ ban nhân dân xã luôn đổi mới phương thức điều hành quản lý địa phương, đi đóng hướng theo Nghị quyết của Đảng bộ. Các uỷ viên uỷ ban đã xây dựng lịch công tác của mình, có ý thức đi sâu, đi sát cơ sở tháo gỡ khó khăn cho các xóm. Vì thế thời gian qua, uỷ ban nhân dân xã đã làm trũn trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đưa tốc độ phát triển kinh tế của xã năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2005, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện giải quyết các công việc hành chính theo cơ chế “Giao dịch một cửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc giao dịch dân sự. Sự phối hợp giữa chính quyền với mặt trận và các đoàn thể đã đồng bộ, hiệu quả hơn, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân. Sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ được đảm bảo hơn. Tinh thần, ý thức trách nhiệm và năng lực của cán bộ được phát huy. Những sai phạm của cán bộ được kịp thời chấn chỉnh, xử lý đã góp phần giữ nghiệm kỷ cương phép nước.
Uỷ ban nhân dân trong Quá trình điều hành, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đều mang đậm dấu ấn của tinh thần cải cách hành chính. Các nghị quyết của cấp uỷ, của Hội đồng nhân dân đề ra hàng năm, hàng tháng được uỷ ban cụ thể hoá thành quy chế, quy định và nhiệm vụ cụ thể. Từ đó, triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc theo quy định. Công tác tiếp dân và giải quyếừt khiếu nại tố cỏo ngày càng đi vào chiều sâu. Các ý kiến, kiến nghị và đơn thư của công dân được giải quyết hợp tình, hợp lý và đóng luật, tạo được niềm tin trong đại đa số quần chúng nhân dân.
Mối quan hệ giữa Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng luôn giữ vững tình đoàn kết, có tính thống nhất cao, đồng thời hoạt động đảm bảo đóng nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ với phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra theo đóng tinh thần Đại hội VI của Đảng đề ra. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp đủ để thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của cấp trên, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch do địa phương đề ra.
3.5.3. Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân và các phong trào thông qua các tổ chức quần chúng
Mặt trận Tổ quốc với vai trò là lực lượng tin cậy sát cánh cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân, đã bỏm sát chủ trương, nghị quyết của Đảng uỷ, của ngành cấp trên để xây dựng chương trình công tác của đơn vị mình. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cũng từng bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động. Sự phối hợp lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội phự hợp với lợi ớch của mỗi đoàn viên, hội viên được thực hiện từng bước có hiệu quả. Các tổ chức đoàn thể luôn nhạy bén trong việc áp dụng các cơ chế chính sách của cấp trên, đáp ứng tình hình thực tế của các tổ chức hội, phự hợp với nguyện vọng của quần Chúng nhân dân. Từ đó khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo, vươn lên làm giàu, xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ những tập tục lạc hậu, trì trệ, lãng phí, tiến lên xây dựng đời sống mới tại địa phương. Công tác đền ơn đáp nghĩa, các cuộc vận động quyên góp ủng hộ quỹ Vì người nghèo, trẻ em mồ côi, tàn tật, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị chất động da cam, xoá nhà tạm bợ dột nát… được chú trọng hơn.
Công tác vận động quần chúng thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đạt được nhiều kết quả. Các tổ chức đều bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng uỷ, của ngành cấp trên để xây dựng chương trình công tác của đơn vị mình. Nhờ đó các phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá”, giúp nhau phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo, xây dựng nhà đại đoàn kết do Mặt trận Tổ quốc phát động đã đi vào cuộc sống, được toàn dân đồng tình ủng hộ. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc còn thể hiện rõ nét trong các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua việc phổ biến Luật bầu cử, quyền lợi và nghĩa vụ người dân, giới thiệu người đủ đức, tài ra ứng cử. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể thực sự đi vào nề nếp và có chiều sâu.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình đối với mọi thắng lợi của nhiệm vụ chính trị chính trị của địa phương. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, hoạt động Đoàn đã có những thay đổi và bước tiến đáng kể. Ngoài việc bám sát và thực hiện tốt các phong trào của Đoàn cấp trên phát động, Đoàn cơ sở ở Xuân Hồng còn xây dựng, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sát thực hơn với đời sống chính trị xã hội của địa phương. Hiệu quả từ các phòng trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; các chương trình: Đoàn viên thanh niên hăng hái tham gia phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng và tuổi trẻ phát huy truyền thống quê hương… đã tập hợp đông đảo lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia vào các tổ chức Đoàn, Hội. Đến nay, tỷ lệ tập hợp thanh niên trong độ tuổi và đoàn viên chiếm 93%. Các câu lạc bộ: Tuổi trẻ phòng chống tệ nạn xã hội, Cấu lạc bộ không sinh con thứ 3… được thành lập và đi vào hoạt động có chiều sâu.
Hội liên hiệp Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và xây dựng đời sống văn hóa mới. Trong những năm qua, Hội đó đứng ra tín chấp cho hàng trăm lượt hội viên vay vốn sản xuất và làm tốt công tác truyền thông dân số. Tổ chức các cuộc thi để nâng cao nhận thức cho hội viên, xây dựng gia đình ấm no - Bình đẳng - Tiến bộ - Hạnh phúc. Các phong trào như: Phụ nữ tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc với 6 chương trình của Hội cùng với chương trình vay vốn phát triển kinh tế gia đình được các cấp Hội ở Xuân Hồng phát huy mạnh mẽ. Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải Ngân cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế hộ. Các loại vốn vay được chị em sử dụng có hiệu quả. Ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, Hội còn tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Hội nông dân đã chủ động tạo điều kiện về vốn và kiến thức khoa học giúp hội viên phát triển kinh tế. Cùng với Ban khuyến nông xã và các Hợp tác xã, Hội đã tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, hướng dẫn và chuyển giao áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho bà con; đứng ra tín chấp cho hội viên vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế gia đình và phối hợp với Hội Nông dân huyện làm dịch vụ cho hội viên …
Hội Cựu chiến binh đã phát huy bản chất người lính Cụ Hồ, luôn đi đầu trong các phong trào, nhiệm vụ chính trị, trọng tâm của Hội và địa phương, nhất là trong công tác bảo vệ an ninh thôn xóm, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng. Hội đã tổ chức các cấu lạc bộ “Cựu quân nhân” và phối hợp chặt chẽ với Ban công an, Đoàn thanh niên làm tốt công tác Bảo vệ an ninh thôn xóm, phòng chống tệ nạn xã hội và giáo dục người lầm lỗi. Ngoài ra, Hội CCB còn phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống về bộ đội Cụ Hồ cho thanh, thiếu niên nhân ngày 22/12.
Hội người cao tuổi với các phong trào: “thể dục dưỡng sinh”, “Người cao tuổi mẫu mực”, “sống vui - sống khoẻ - sống có ích”… được triển khai rộng khắp và thu hút đông đảo hội viên tham gia. Câu lạc bộ thơ, ca hoạt động đều đặn và ngày càng chất lượng hơn. Đây thực sự là lực lượng đóng vai trò đáng kể trong quá trình phát triển của địa phương. Những năm qua, Hội thực sự trở thành một sân chơi, nơi tập hợp đông đảo lực lượng người cao tuổi trên địa. Xác định người cao tuổi là lực lượng quan trọng hội đủ uy tín và kinh nghiệm trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Các phong trào của Hội thường xuyên được duy trì đảm bảo tính gương mẫu và hiệu quả. Đến nay, Hội đã thành lập được Câu lạc bộ thơ ca, câu lạc bộ TDTT “Thái cực trường sinh đạo”. Hội đã tích cực vận động con cháu thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sau gần 1/4 thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới, Xuân Hồng đã đạt được bước tiến nhanh và đồng đều trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Kết quả đó là sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Xuân Hồng trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết, tận dụng thời cơ, khai thác đóng tiềm năng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các khoá từ nhiệm kỳ 1986 - 1988 đến đầu nhiệm kỳ 2005 - 2010; tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và quần chúng; đưa Nghị quyết của Đảng đến với cuộc sống, thể hiện ở một số chương trình hành động cụ thể. Đó là:
- Chuyển đổi cơ chế quản lý của Hợp tác xã Nông nghiệp từ bao cấp thành đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ hạch toán kinh doanh và làm dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá thế độc canh cây lúa, mở rộng ngành nghề, dịch vụ, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tạo bước phát triển cân đối trong sản xuất.
- Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo, hàng chục phòng học kiên cố, bán kiên cố được xây dựng cùng nhiều trang thiết bị dạy học, nuôi dạy trẻ, sự phối hợp quản lý giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội được tốt hơn.
- Tập trung kiên cố hoá hệ thống đường giao thông nông thôn, mương máng thuỷ lợi; chuyển đổi ruộng đất với quy mô tập trung, loại bỏ manh mún, nhỏ lẻ, từ đã chuyển đổi mô hình sản xuất thâm canh và đa canh, trồng lúa kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, xã Xuân Hồng có những tiến bộ vượt bậc, toàn diện. Cơ sở vật chất hạ tầng được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao và có tích luỹ, từ chỗ một xã thuần nông tự cung, tự cấp đã trở thành một địa phương sản xuất hàng hoá, dịch vụ phát triển. Cán bộ, đảng viên được tôi luyện thử thách qua các giai đoạn vẫn đứng vững, tiếp tục khôi phục, hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh, đoàn kết thống nhất, thực hành quy tốt chế dân chủ cơ sở “dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Công tác Đảng, công tác cán bộ được Xuân Hồng đưa lên hàng đầu xem đó là nhiệm vụ trung tâm. Vì thế, chăm lo bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và quản lý đội ngũ cán bộ đương chức, quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận, từng bước trẻ hoá, chuyên môn hoá một cách bài bản và đồng bộ, bảo đảm cán bộ có đức, có tài, lập trường kiên định để vững vàng đưa phong trào của xã đi lên là những việc làm xuyên suốt của Đảng bộ Xuân Hồng trong những năm qua. Đội ngũ Bí thư chi bộ, xóm trưởng đều được bồi dưỡng về công tác Đảng, học lý luận chính trị sơ cấp, kiến thức quản lý hành chính nhà nước nên công tác vận động quần chúng ở xóm, khối và các đoàn thể luôn duy trì tốt, thống nhất theo quy chế phối hợp trên dưới, Đảng, chính quyền, đoàn thể tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, tin tưởng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tác giả: - Theo Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Hồng (1930 - 2010)